Thành nhà Hồ là kinh đô của nước ta dưới thời nhà Hồ với tên gọi Tây Đô, mặc dù kinh đô này chỉ kéo dài trong 7 năm (1400-1407) nhưng nơi đây chính là một trong những kiến trúc bằng đá quy mô lớn còn sót lại của Việt Nam từ thế kỉ 15 còn tồn tại đến nay. Được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011, Tây Đô đã và đang trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.

Bạn có thể đến thành nhà Hồ bằng
Thành nhà Hồ nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa cách thành phố Thanh Hóa 45 km. Các bạn có thể lựa chọn đến đây bằng xe máy hoặc xe riêng. Nếu bạn ở xa thì bạn có thể đặt vé máy bay đến sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa, ngoài ra, bạn còn có thể đi tàu hỏa, hoặc xe khách đến Thanh Hóa rồi tiếp tục đến thành nhà Hồ bằng phương tiện giao thông khác.
Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào

Tòa thành cổ này dù chỉ được xây từ đất và đá nhưng vẫn kiên cường chống chọi lại sự phá hoại của chiến tranh mà đứng vững trước thời gian. Mặc dù chỉ được xây dựng chóng vacnh trong 3 tháng,từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397, thành vẫn tồn tại hơn sáu thế kỉ nhưng vẫn còn tồn tại khá hoàn chỉnh.
Thành nhà Hồ được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Thành được đặt làm kinh đô sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, do Đông Đô (Hà Nội bây giờ) vẫn giữ vị trí quan trọng trong kinh tế, văn hóa,..của đất nước nên dân chúng gọi thành Tây Đô là thành nhà Hồ. Năm 1407, nhà Hồ sụp đổ, thành Tây Đô kết thúc thời kì làm kinh đô nước ta.
Kết cấu thành nhà Hồ

Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn lại hiện nay là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá mất đầu thần bí rất đẹp dài 3,62 m. Hai mặt Nam và Bắc của thành dài hơn 900 m, mặt phía Đông và Tây dài hơn 700 m.
Thành Tây Đô có 3 khu vực là thành nội, hào thành và la thành. Cùng nằm trong khu di tích thành nhà Hồ còn nhiều điểm đến thú vị khác như đàn tế Nam Giao (phân biệt với đàn tế Nam Giao ở Huế), đền Tam Tổng phía Nam thành, Bình Đông Môn ở phía Đông,… Ngoài cổng chính còn có phòng trưng bày những hình vẽ miêu tả voi, ngựa, các binh lính cầm giáo, cùng một số cổ vật như những viên đạn đá, các pho tượng đất nung, đồng tiền xu, những viên gạch bìa bằng đất nung, những ngói múi, ngói bò dùng để trang trí mái; công sắt, mũi dao, mũi tên,…với những hoa văn tinh xảo,… đã được các nhà khảo cổ tìm thấy.
Vé tham quan Thành nhà Hồ
Hiện nay, nhằm kích cầu du lịch sau dịch Covid-19, thành nhà Hồ đã bắt đầu chương trình giảm giá vé tham quan. Giảm 50% giá vé tham quan đối với du khách có hộ khẩu tỉnh Thanh Hóa và 30% đối với các đoàn tour du lịch đã đặt lịch đến tham quan. Hiện tại, giá vé tham quan hiện nay là 40.000 đồng/vé với người lớn và 20.000 đồng/vé đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Việc thành vẫn vững chắc sau hàng trăm năm vẫn là một bí ẩn với các nhà khảo cổ học, tương tự như những kim tự tháp ở Ai Cập. Thành nhà Hồ gắn liền với một thời kì đầy biến động, tòa thành này được đánh giá cao bởi vai trò là chứng nhân lịch sử quan trọng.
Tây Đô là một điểm đến thú vị cho bạn nếu bạn yêu thích tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra các bạn có thể kết hợp thăm thú các địa điểm khác gần thành Tây Đô như suối cá thần Cẩm Lương hay khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông để có một kì nghỉ thật đáng nhớ.